Những bài ca không quên theo năm tháng

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thương Trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thương Trường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

Những lưu ý để doanh nghiệp thành công khi tham gia xuất khẩu online

 

Những lưu ý để doanh nghiệp thành công khi tham gia xuất khẩu online

Để hạn chế các rủi ro kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới hay còn gọi là xuất khẩu online, các doanh nghiệp cần lưu ý về vấn đề vi phạm bản quyền, tính tuân thủ sản phẩm theo thị trường, nhất là các nước phát triển…

Đó là lời khuyên của ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam dành cho các doanh nghiệp muốn thành công khi gia nhập thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam

Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam

DOANH NGHIỆP ĐÃ NHẬN THỨC TỐT HƠN VỀ XUẤT KHẨU ONLINE

Ông có nhận định gì về sự phát triển của các doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới cùng Amazon những năm vừa qua, trong bối cảnh xuất khẩu thế giới đang đối diện nhiều thách thức?

Những năm qua, khi nhìn về bối cảnh nền kinh tế chung, xuất khẩu B2B truyền thống đứng trước một số thách thức do tình hình kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, xu hướng xuất khẩu bán lẻ B2C lại mở ra cơ hội. Với mô hình xuất khẩu bán lẻ thông qua thương mại điện tử này, các doanh nghiệp có thể quản trị được mô hình kinh doanh bởi họ làm chủ quy trình sản phẩm bước ra thị trường, chủ động từ khâu vận chuyển, xây dựng thương hiệu, tiếp nhận đánh giá của khách hàng để điều chỉnh và đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bán hàng qua Amazon trong 12 tháng tính đến hết ngày 31/08/2023 tăng đến 50%. Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam tham gia Amazon tăng tới 40%. Có thể thấy sự tăng trưởng về số lượng lẫn chất lượng nhà bán hàng và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam trên Amazon.

Những năm gần đây, doanh nghiệp đã có sự nhận thức cao hơn về thương mại điện tử xuyên biên giới, hay còn gọi là xuất khẩu online.

Chúng tôi cũng nhận thấy sự chuyển dịch và thay đổi của các doanh nghiệp từ Việt Nam xuất khẩu online. Những năm trước, mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về mô hình và cơ hội kinh doanh này. Tuy nhiên, những năm gần đây, doanh nghiệp đã có sự nhận thức cao hơn về thương mại điện tử xuyên biên giới, hay còn gọi là xuất khẩu online. Họ đặt ra những câu hỏi rộng hơn, cho thấy sự sẵn sàng, sự quan tâm, hiểu biết của họ về ngành này đã bắt đầu sâu sắc hơn. Thay vì hỏi mô hình kinh doanh này là gì, họ sẽ hỏi: Tôi sẽ bán sản phẩm gì? Tôi mở rộng danh mục sản phẩm kinh doanh như thế nào? Tôi làm thương hiệu ra sao? Làm thế nào tôi tăng trưởng bền vững? Đó là những câu hỏi mà tôi tin là đã vượt qua câu chuyện nhận thức về cơ hội của thương mại điện tử xuyên biên giới trong cộng đồng doanh nghiệp.

Như ông vừa chia sẻ, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam tham gia Amazon tăng tới 40%, yếu tố nào đóng góp cho con số ấn tượng này? Theo ông, cơ hội sắp tới của Việt Nam trong lĩnh vực này có giữ được mức tăng 40-50%/năm hay không?

Giá trị xuất khẩu qua thương mại điện tử của nhà bán hàng Việt qua Amazon tăng trưởng tốt năm qua thứ nhất đến từ yếu tố sản phẩm. Sản phẩm chất lượng và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng quốc tế tất yếu mang lại doanh số tốt cho nhà bán hàng.

thuong-mai-dien-tu.jpeg
Đối với sân chơi thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội là như nhau cho các doanh nghiệp

Thứ hai, có một lực lượng doanh nghiệp, nhà bán hàng mới tham gia bán hàng toàn cầu qua Amazon mỗi năm, giúp cho giá trị xuất khẩu từ Việt Nam tăng trưởng tốt hơn. Khi chúng ta có nguồn lực về sản phẩm rồi, mà không có thêm các nhà bán hàng mới thì cũng sẽ không đóng góp vào mức độ tăng trưởng chung của xuất khẩu online.

Yếu tố thứ ba, theo tôi là sự sẵn sàng của doanh nghiệp. Những năm đầu tiên, doanh nghiệp mới tìm hiểu, xem đây là mô hình như thế nào, liệu có làm được mô hình này hay không. Còn những năm gần đây, đặc biệt là năm vừa rồi, chúng ta thấy mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cao hơn và cũng giúp cho việc vận hành mô hình kinh doanh toàn cầu hiệu quả hơn.

Thứ tư là sự áp dụng mô hình FBA ngày càng cao hơn đối với các doanh nghiệp tham gia Amazon. Khi các doanh nghiệp áp dụng FBA, trải nghiệm của khách hàng Amazon toàn cầu sẽ tốt hơn, thúc đẩy mức độ chuyển đổi, mua hàng cũng như là tái mua hàng. FBA là mô hình Amazon giúp doanh nghiệp hoàn thiện đơn hàng. Tức là khi hàng hóa vào trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon, Amazon sẽ đóng gói, sẽ chuyển hàng, sẽ lo hết các thủ tục về hoàn lại sản phẩm cho khách hàng, hoặc là thu thanh toán. Mọi quy trình đó được Amazon đảm nhiệm. Thậm chí là giao hàng trong vòng 2 ngày dành cho các khách hàng Prime của Amazon.

Thứ năm là doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức và áp dụng cao hơn việc xây dựng thương hiệu. Họ không chỉ bán sản phẩm mà còn xây dựng thương hiệu trên Amazon để tăng giá trị bán hàng trên Amazon. Chúng tôi cũng ghi nhận tăng trưởng của các doanh nghiệp áp dụng đăng ký và bảo vệ xây dựng thương hiệu qua Amazon.

BÁN CÁI KHÁCH HÀNG CẦN, KHÔNG BÁN CÁI DOANH NGHIỆP CÓ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đối diện khó khăn nào khi xuất khẩu qua thương mại điện tử, thưa ông?

Đối với sân chơi thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội là như nhau cho các doanh nghiệp. Công cụ mở ra để tất cả doanh nghiệp đều có thể truy cập và sử dụng. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp thành công trên Amazon là các doanh nghiệp xuất phát điểm từ những ngày đầu non trẻ, đã bắt đầu và thành công.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường có tư duy nếu sản phẩm đang bán rất tốt tại Việt Nam, sẽ mang nguyên sản phẩm đó ra quốc tế, để khách hàng quốc tế mua sản phẩm mà doanh nghiệp đang có. Tuy nhiên, thực tế là chúng ta phải bán cái khách hàng cần, không phải bán cái chúng ta có.

Các doanh nghiệp, ở mọi quy mô, có thể đối diện những khó khăn chung khi chưa tìm hiểu đủ và đúng về thị hiếu khách hàng quốc tế. Thậm chí, các doanh nghiệp Việt Nam thường có tư duy nếu sản phẩm đang bán rất tốt tại Việt Nam, sẽ mang nguyên sản phẩm đó ra quốc tế, để khách hàng quốc tế mua sản phẩm mà doanh nghiệp đang có. Tuy nhiên, thực tế là chúng ta phải bán cái khách hàng cần, không phải bán cái chúng ta có. Cạnh đó, doanh nghiệp chưa tìm hiểu đủ về nhu cầu khách hàng nhưng lại nôn nóng thành công, nên khi thử nghiệm lúc đầu chưa hiệu quả, họ đã dừng lại. Kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phát triển lâu dài, bền vững.

Vậy làm sao để các doanh nghiệp có thể vượt khó và thành công trên Amazon? Đó là đào tạo kiến thức, đây cũng là một trong những lý do chúng tôi khai trương Trung tâm Đào tạo Day-1 tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi mong muốn đây sẽ là điểm đến cho các doanh nghiệp để được đào tạo và cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, trung tâm cũng sẽ là điểm giao lưu, kết nối các nhà bán hàng để có thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng. Năm nay, chúng tôi sẽ triển khai chương trình mới chăm sóc nhà bán hàng, trong đó đội ngũ Amazon sẽ tập huấn cho các nhà bán hàng làm sao xây dựng kế hoạch bán hàng trên Amazon, tìm hiểu về các công cụ, chương trình từ Amazon. Qua đó, đồng hành và trang bị mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh và cơ hội thành công cho doanh nghiệp trên sân chơi mới.

Theo ông, làm thế nào để hạn chế các rủi ro cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi gia nhập thương mại điện tử xuyên biên giới?

Kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phát triển lâu dài, bền vững

Kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phát triển lâu dài, bền vững

Để hạn chế các rủi ro kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, các doanh nghiệp cần lưu ý về vấn đề vi phạm bản quyền. Ví dụ, các doanh nghiệp trẻ, mới khởi nghiệp bán áo thun, bình giữ nhiệt, ly uống nước có in hình ảnh của các nhân vật, phim ảnh nổi tiếng - mà quên mất rằng mình không có bản quyền sử dụng các hình ảnh này. Khi hệ thống của Amazon kiểm tra và phát hiện, ngay lập tức tài khoản của bạn sẽ bị ngừng bán, dù sản phẩm có doanh số bán thế nào và lượng tồn kho còn nhiều bao nhiêu. Vi phạm bản quyền là điều Amazon không bao giờ cho phép. Do đó, đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý, để có thể phát triển trên Amazon, cần tôn trọng bản quyền hay bảo hộ thương hiệu.

Một lưu ý khác là về tính tuân thủ sản phẩm (product compliance) theo thị trường, nhất là các nước phát triển. Các sản phẩm liên quan đến trẻ em, thực phẩm, da, đều cần có chứng chỉ chứng nhận tùy từng thị trường. Do đó, tốt nhất khi bắt đầu kinh doanh ngành hàng nào, doanh nghiệp cần tìm hiểu về ngành hàng đó tại các thị trường mục tiêu cần đáp ứng những tiêu chuẩn, quy định gì. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các hỗ trợ, tư vấn, tài liệu cho nhà bán hàng trên Amazon để có thể tìm hiểu các thông tin này. Khi có nền tảng về việc làm sao để có thể tuân thủ quy định sản phẩm, hay kinh doanh các sản phẩm không vi phạm bản quyền, khi đó doanh nghiệp sẽ hạn chế được các rủi ro.

Doanh thu 19 tỷ USD, thương mại điện tử Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới

 

Doanh thu 19 tỷ USD, thương mại điện tử Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong, tạo động lực để phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong các doanh nghiệp…

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn sáng 7/11
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn sáng 7/11

Sáng 7/11, tiếp tục phiên chất vấn Kỳ họp thứ 6, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan đến sàn thương mại điện tử trong nước.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của kinh tế số. Tại Việt Nam, doanh thu mỗi năm trên môi trường thương mại điện tử đạt 16 - 19 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng 20-25%/năm. Tốc độ tăng trưởng này được đánh giá là rất cao trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận thương mại điện tử vẫn tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực. Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc với quy mô lớn.

Người đứng đầu Bộ Công Thương đã lấy ví dụ về các vụ việc như phát hiện hàng ngàn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng ở trung tâm mua sắm Sài Gòn Square, vụ kiểm tra 3 tổng kho hàng lậu ở Tuyên Quang, xử lý 4 kho hàng chứa nhiều sản phẩm giả ở Sầm Sơn và Thanh Hóa…

Tính chung những tháng đầu năm 2023, lực lượng chuyên ngành đã kiểm tra 523 vụ, xử lý 497 vụ, phạt tiền 7,8 tỷ đồng và giá trị hàng hóa 3,6 tỷ đồng. Hành vi vi phạm là kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet, sử dụng website thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước.

Trước tình trạng đó, Bộ Công Thương đã thực hiện một số giải pháp như bổ sung trách nhiệm của chủ mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử, gỡ bỏ những thông tin về hàng hóa vi phạm trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.

Bộ đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện rà soát, nắm bắt thông tin, phát hiện, xử lý các hoạt động vi phạm thông qua bán hàng online, livestream và các đầu mối vận chuyển hàng hóa qua bưu cục, điểm trung chuyển hàng hóa.

Đồng thời, Bộ cũng phối hợp với các mạng xã hội xây dựng kênh báo cáo để hỗ trợ xử lí các nội dung mua bán hàng hóa vi phạm pháp luật trên nền tảng này.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết thêm, thời gian tới, Bộ sẽ tập trung rà soát các quy định pháp luật, nhất là Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm quản lý toàn diện giao dịch giữa người mua và người bán trên mạng.

Ngoài ra, Bộ cũng tăng cường hoạt động quản lý, giám sát trên môi trường mạng, chủ động yêu cầu các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử xóa bỏ các thông tin sản phẩm hàng hóa vi phạm pháp luật. Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ tăng cường chia sẻ cơ sở dữ liệu kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong vấn đề này.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI MARKETING



vai tro cua mang xa hoiTruyền thông xã hội là cái gì vậy và nó có có vai trò như thế nào đối với công việc marketing của tôi? Cách đây 2 năm, đây có lẽ là câu hỏi mà tôi sẽ chẳng nhận được hồi đáp, nhưng bây giờ thì khác rồi, đó là một câu hỏi phổ biến mà tôi nhận được trong hòm thư.
Trước hết, hãy trả lời mạng xã hội là gì. Mạng xã hội là là những công cụ có chi phí thấp được sử dụng để kết hợp công nghệ và sự tương tác xã hội cùng với việc sử dụng từ ngữ. Những công cụ này điển hình dựa trên nền tảng Internet hoặc nền tảng di động. Một vài công cụ bạn có lẽ đã nghe đến bao gồm Twitter, Facebook, MySpace và YouTube.
Mạng xã hội đem lại cho các nhà tiếp thị một tiếng nói và một cách thức để giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng đã có và khách hàng tiềm năng. Nó cá nhân hóa “thương hiệu” của bạn và giúp bạn phát đi thông điệp thông qua môt cách thức giao tiếp và thoải mái.
Nếu bạn có thể nói mạng xã hội  làm cho bạn buồn thì chắn hẳn nó phải là một phần của cuộc sống hàng ngày và làm cho bạn có cảm hứng và động lực để thành công.
Nếu bạn nghĩ rằng mạng xã hội chỉ dành cho những chủ doanh nghiệp nhỏ đang cố gắng làm một cuộc thử nghiệm nào đó thì tôi phải sửa điều đó cho bạn. Đây chỉ là một vài công ty đã ứng dụng mạng xã hội:
Absolut Vodka – Video trực tuyến trên Youtube và sử dụng Facebook để làm nên trang hâm mộ Top Bartender
BMW – Sử dụng Facebook để quảng bá sản phẩm 1-series Road Trip và tạo trang Rampenfest dành cho người hâm mộ.
Dunkin Donuts – Họ đã tìm thấy giá trị trong mạng xã hội và đã tạo tài khoản blog Twitter.
Barack Obama – Trong ví dụ của tôi, tôi không thể bỏ qua trường hợp của Tổng thống Barack Obama. Ông đã được xem như là một nhà lãnh đạo trong việc sử dụng của Twitter trong thời gian bầu cử Tổng thống. Ông có hơn 170.000 tín đồ và là sau hơn 165.000. Cá nhân tôi nhớ “twitter buzz” trong các cuộc tranh cử Tổng thống cũng như toàn bộ cuộc bầu cử.
Bạn có thể thấy chúng ta có những công ty đồ uống, những nhà sản xuất xe hơi đắt tiền , những cửa hàng bánh ngọt và cả Tổng thống đã sử dụng công cụ mạng xã hội. Điều đó chẳng khó khăn gì để hình dung ra rằng chúng ta cần làm một điều gì đó.
Mạng xã hội có vai trò như thế nào đối với công việc marketing của bạn? Như hầu hết các bạn đều biết quan điểm của tôi đó là mạng xã hội là một công cụ mà chúng ta sử dụng để thông tin đến khách hàng về những sản phẩm của chúng ta, chúng ta là ai, và chúng ta bán gì. Mãng xã hội làm các việc đó. Sau đây là cách làm:
  • Chúng ta có thể sử dụng mạng xã hội để cung cấp thông tin danh tính: chúng ta là ai, chúng ta cung cấp sản phẩm gì.
  • Chúng ta có thể sử dụng mạng xã hội để tạo ra những mối quan hệ với những người không biết về sản phẩm của chúng ta hoặc những gì công ty đại diện phân phối.
  • Mạng xã hội làm cho chúng ta “thực tế” với người tiêu dùng. Nếu bạn muốn người khác chú ý tới bạn, thay vì đừng chỉ nói về thông tin sản phẩm mới nhất mà hãy chia sẻ cá tính của bạn với họ.
  • Chúng ta có thể sử dụng mạng xã hội để liên kết với đồng nghiệp có cùng một thị trường mục tiêu.
  • Chúng ta có thể sử dụng mạng xã hội để giao tiếp và tương tác mà người tiêu dùng tìm kiếm.
Các bạn có thể thấy rằng mạng xã hội chưa đựng nhiều giá trị nhưng bạn làm thế nào cho đúng cách?
  • Bạn không thể nào chỉ dựa vào mạng xã hội, bạn phải tích hợp nó với những công cụ marketing khác. Trong khi các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tạo ra nhận thức cho người tiêu dùng, tôi không tin rằng ban đầu nó sẽ giúp bán được một triệu đô la giá trị của sản phẩm. Tôi cũng không nói rằng một ngày nào đó bạn xây dựng lên các “sao” trên mạng xã hội thì nó sẽ không thành công được ngay, nhưng nó có lẽ sẽ không xảy ra vào ngày mai.
  • Hãy là chính bạn, phản ánh đặc trưng của bạn. Chẳng có luật lệ nào là “đúng” hoặc “sai” khi đi vào mạng xã hội, chỉ có bạn mới xác định được bạn sẽ làm gì.
  • Hãy sáng suốt, nếu bạn không đặt kế hoạch phù hợp gì, xin đừng làm gì cả – nó sẽ làm tốn thời gian của mọi người.
Có rất nhiều câu chuyện thành công khi sử dụng mạng xã hội từ việc săn tìm những ứng viên cho công việc mới cho đến việc giới thiệu một sản phẩm mới cũng như những công ty nằm trong danh sách 500 công ty muốn củng cố thường hiệu trên tạp chí Fortune. Vai trò của mạng xã hội trong marketing là việc sử dụng nó như một công cụ thông tin giúp bạn giao tiếp được với những người quan tâm đến sản phẩm của bạn và làm cho thương hiệu của bạn trở nên quen thuộc với những người chưa biết. Sử dụng mạng xã hội như một công cụ tạo nên tên tuôi đằng sau thương hiệu của bạn và những mối quan hệ mà bạn chưa bao giờ có được. Điều này không nhưng gọi người mua quay trở lai mà còn giữ được lòng trung thành của khách hàng. Thực tế là mạng xã hội rất đa dạng đến nỗi nó có thể được sử dụng trên bất cứ cách thức nào phù hợp nhất với nhu cầu và lợi ích trong kinh doanh.

CỘNG ĐỒNG MẠNG XÃ HỘI MANG LẠI NHIỀU CƠ HỘI TIẾP THỊ


Cộng đồng mạng xã hội mang lại nhiều cơ hội tiếp thị



Mạng xã hội
 chưa bao giờ quan trọng và có lợi cho các công ty đến vậy. Trong thế giới công nghệ của chúng ta, viễn cảnh kinh doanh sắp tới của bạn có thể chỉ là một cú click chuột.
Tất cả chúng ta đều biết rằng bằng cách tham gia vào những tổ chức địa phương và năng động trong cộng đồng, chúng ta thường xuyên được chao đón với những lợi ích chính là những cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên, bạn không thể nào hiểu được các cộng động kinh doanh mà bạn đang tham gia và phát triển trên mạng. Những mạng này cho phép bạn xác định nhiều cơ hội kinh doanh cũng như tìm ra những công ty có thể đáp ứng nhu cầu B2B của bạn.
Sử dụng những công cụ marketing ảo này, bạn có thể kết nối với những con người cực kỳ chuyên nghiệp và xuất sắc, nhưng bạn không chỉ ngồi chờ đời người khác đến với bạn. Bạn phải nỗ lực xây dựng mạng lưới trực tuyến, điều này có nghĩa là tiến tới và xây dựng những mối quan hệ với nhưng người mà bạn có cùng điểm chung. Bạn sẽ thực sự ngạc nhiên vì bạn sẽ bắt đầu kết nối với người khác nhanh chóng.
Sau đây là một vài mạng xã hội mà tôi ưa thích:
LinkedIn
LinkIn vừa trở thành mạng xã hội ưa thích phuc vụ cho mục đính kinh doanh của tôi. Bạn dễ dàng xem hồ sơ, kết nối, và thậm chí là tuyển dụng những nhân lực tiềm năng mới. LinkedIn cũng có chức năng đề nghị cho phép bạn xem những nhận xét của người khác về một cá nhân nào đó.
Facebook bây giờ không còn là mạng dành cho trẻ con nữa rồi. Số thành viên của mạng xã hội này tiếp tục gia đăng. Tôi đã nhận ra rằng tôi thích những chức năng và nhiều ứng dụng khác nhau của mạng này. Facebook cũng có một mức độ riêng tư mà tôi chưa thấy ở các  mạng khác. Vơi 600 triệu lượt tìm kiếm và hơn 30 tỷ lượt xem một tháng, bạn có đủ tự tin về tài chính để khước từ mạng này không?
MySpace
Tôi vẫn không thích mạng này lắm. Nó tiếp tục làm cho tôi cảm thấy trẻ con, nhwng tôi có một vài độc giả nói rằng MySpace có hiệu quả đối với họ. Đừng xem thường mạng này – Myspace vẫn đàng có ích đối với một số người thì cũng có thể hữu ích đối với bạn.
VisiblePath
Visible Path có trụ sở tại thung lũng Silicon. Nó không giống với LinkedIn, nhưng nó tự động xác định mạng lưới thực sự của bạn là ai, và mỗi mỗi quan hệ cá nhan có sức mạnh như thế nào dựa trên email và lịch của bạn. VisiblePath là một tên tuổi mới trong thị trường mạng xã hội, và mới chỉ được giới thiệu tại hội trợ triển lãm Expo Web 2.0 vào tháng 5 năm nay.
Ryze
Một cơ sở dữ liệu người dùng khổng lồ, bình yên và hơn thế nữa là một bầu không khí xã hội. Ryze có một chút khó khăn khi điều hướng, nhưng nhìn tổng quát thì đây là một nơi tuyệt vời để bạn tham gia. Hãy giành một lúc vào mạng và tìm những người có cùng điểm chung vơi bạn. Ai mà biết được bạn lại tìm thấy hàng xóm của bạn  trên đó.
Orkut
Orkut sơ hữu và phát triển bởi cỗ máy tìm kiếm khổng lồ Google. Trươc hết, tôi phải nói rằng mạng này có rất nhiều điều thú vị, nhưng thật không may là tôi đã không thích nó vì khi tôi đã nhận được nhiều email từ nhiều người mà tôi không quen biết. Nhiều cộng đồng khác được phát triển tốt tôi nhận ra rằng tôi phải dành thời gian vào những mạng xã hội tôi đã nêu ở trên. Tuy nhiên, đừng làm ý kiến của tôi ảnh hưởng đên bạn – mạng này có thể có những gì mà bạn đang cần.
Nha sưu tầm.

CHÈN QUẢNG CÁO VÀO VIDEO TRÊN YOUTUBE


Chèn quảng cáo vào video trên Youtube 


Việc chèn quảng cáo vào các Video của mình trên Youtube là điều cần thiết. Giữ bản quyền đối với 1 video trong youtube cũng tương tự như giữ bản quyền đối với 1 bài viết trong google. Nếu video đó thực sự do chính mình upload và tự biên tập lên. Là 1 sản phẩm của Google, đương nhiên YTB cũng có sự sắp xếp thứ hạng các clip theo trình tự thời gian, tuy nhiên không mạnh mẽ như google (kiểm soát thông qua file XML), YouTuBe còn chịu ảnh hưởng của yếu tố độ trust của channel mà điển hình là độ tuổi của channel. Do đó, với các user mới thì việc giữ gìn 1 video bản quyền là điều khó khăn. Vì thế cần phải chèn các logo, link channel vào video, tuy nhiên cần tránh sự phản cảm trong clip, để người xem có thiện cảm với channel của mình hơn là việc gây khó chịu trong khi xem clip.

Vậy để chèn 1 logo hoặc 1 câu sologan như thế nào là hiệu quả và hợp lý. Ở đây tôi xin nêu ra 8 điểm lưu ý mà sau 1 thời gian theo dõi Youtube và các hoạt động làm SEO trên Youtube tôi đã rút ra được.
  1. Logo nên chèn bên góc phải phía trên của màn hình. Không như bài viết, điểm thu hút đầu tiên của nội dung nằm bên góc trái, bởi con người ta có thói quen đọc chữ từ trái sang phải, tuy nhiên đối với video, ít người biết đến là vị trí tập trung thị giác con người đầu tiên là phía bên phải. Nguyên nhân bởi vì khi nhìn vào 1 video, tương tự như xem 1 chương trình truyền hình trên tivi, phản xạ đầu tiên của con người sẽ nhìn vào góc phải phía trên để xem logo kênh truyền hình. Do đó, nếu chèn logo có kích thước vừa phải. Hợp lý, sẽ tạo ngay được sự thu hút thị giác của người xem vào vị trí này.
  2. Kích thước logo đối với video trên Youtube không quá 1/5 kích thước chiều ngang và 1/7 kích thước chiều dọc. Không cần nhồi nhét quá nhiều thông tin vào logo trên góc, vừa khó đọc cho người xem, vừa vô ích và lãng phí kích thước. Nền của logo nên làm trong suốt.
  3. Thời gian xuất hiện của logo là bắt đầu từ đầu clip đến cuối clip, không để gián đoạn. Việc biến mất và xuất hiện lại đột ngột của logo trên góc có thể sẽ khiến người xem phân tâm, gián đoạn quá trình xem tập trung theo dõi nội dung clip.
  4. Việc xuất hiện 1 câu sologan bên dưới cùng clip là cần thiết đối với các clip có nội dung liên quan đến mục tiêu công ty. Điều này gợi ý người xem đến với trang web của mình hơn.
  5. Không nên chèn nhiều sologan ở nhiều vị trí trên video, rất phản cảm cho khách hàng, sự xuất hiện của sologan cũng phải nhẹ nhàng, nên áp dụng các effect (hiệu ứng) trong quá trình biên tập như Face in, Face out để cho câu sologan từ từ hiện ra và từ từ biến mất, vừa tăng tính chuyên nghiệp, vừa không tạo cảm giác khó chịu cho người xem
  6. Thời gian sologan xuất hiện 1 lần nên tính toán vừa đủ để người xem đọc hết nội dung truyền tải trên thông điệp đó, không quá dài, không quá ngắn, khi người xem đọc vừa hết, sologan từ từ biến mất là phù hợp.
  7. Số lần xuất hiện lại sologan nên hợp lý, tránh việc kéo dài như logo hoặc tần suất xuất hiện dày đặc, đặc biệt tránh trường hợp sologan che lấp các dòng chữ trong video.
  8. Kích thước của 1 dải sologan nên là Full chiều ngang và có kích thước 1/8 chiều dọc. Nên có màu nền để tạo sự nổi bật thu hút thị giác khách hàng.
Kinh doanh truc truyen tren Youtube
Các bạn có thể xem thêm 1 vài playlist do chúng tôi biên tập lại với các nội dung và hiệu ứng tại channel của công ty : http://www.youtube.com/lapoojsc
Để có thể so sánh ngang ngửa giá trị tồn tại của 1 user trên youtube có thể hiểu sơ bộ. Để vượt qua được trust của 1 channel tồn tại lâu hơn channel của bạn, bạn cần phải có số đăng kí channel cao, sau đó là số view channel.
Sưu tầm.

BÁN HÀNG QUA MẠNG, NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TRĂN TRỞ


Bán hàng qua mạng, những thành công 

và trăn trở




Sáng hôm nay, khi tôi ngồi cafe với một khách hàng của mình, đó là anh Lê Anh Đức, Giám đốc 
Công ty TNHH MTV DV&DL Phú Thịnh Vượng (Phòng vé máy bay Phú Thịnh Vượng), anh đang sử dụng dịch vụ gian hàng đảm bảo của Công ty tôi để bán vé máy bay. Tôi rất vui mừng và bất ngờ khi nghe anh tâm sự, anh nói rằng từ ngày anh tham gia dịch vụ bên tôi (một tháng rưỡi), lượng khách hàng gọi điện đến công ty tăng đột biến. Doanh số anh cũng tăng gần gấp đôi, trong đó, có rất nhiều khách hàng gọi từ HCM, HN và nhiều tỉnh thành khác, thậm chí khách từ Mỹ gọi về, nhưng do anh không có văn phòng đại diện ở các nơi đó nên khó giao dịch với khách hàng. Anh dự định sẽ mở một phòng vé ở TP. HCM trong tương lai gần.
Là một NVKD, khi nghe khách hàng nói về hiệu quả của dịch vụ mà mình bán như vậy, tôi thấy rất “sướng” . Và một điều quan trọng hơn, tôi càng có niềm tin hơn, càng có cơ sở chắc chắn hơn để khẳng định sự phát triển của Thương mại điện tử (TMDT). Thực vậy, với hơn 40 triệu người Việt Nam đã kết nối internet, đó là một tiền đề cho ngành này phồn thịnh trong tương lai. Đã có nhiều doanh nghiệp rất thành công trong việc bán hàng online, tôi lấy ví dụ điển hình như Công ty MTV phát triển công nghệ Á Châu đã chia sẽ trong Hội thảo về TMDT rằng họ có doanh thu 7 tỉ/tháng từ kinh doanh online với gian hàng đảm bảo trên vatgia.com, hoặc Công ty thương mại đầu tư Thắng Lợi cũng gặt hái được những thành công tương tự trên Vatgia.com với doanh số 5 tỉ/tháng. Phải nói đây là những con số mà nhiều doanh nghiệp mơ ước.
Chia sẻ bí quyết thành công của mình anh Lê Văn Lợi – GĐ của ethangloimotor cho biết : “Tôi tâm niệm, gian hàng của mình phải luôn chuyển động, vì vậy tôi dành 50% thời gian hàng ngày để chăm sóc gian hàng của mình như: Đăng tin, sửa thông tin, đọc các thông tin từ gian hàng khác để rút ra những kinh nghiệm quý báu. Ngay từ đầu tôi đã xác định Internet là một kênh bán hàng đa dụng và truyền thông hiệu quả. Nắm bắt được tâm lý khách hàng và tư vấn tốt đã đem lại cho tôi doanh số ngoài mong đợi”.
Đã có những doanh nghiệp thành công như vậy. Cũng có nhiều bạn trẻ ngày nay lao vào kinh doanh online với các mặt hàng như điện thoại di động, áo quần thời trang, túi xách, các loại “hàng độc” … và ít nhiều cũng gặt hái được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, khi nói về vấn đề này cũng có nhiều người rất e ngại, họ cho rằng ở VN rất khó bán hàng qua mạng, hay những sản phẩm của họ ai lại đi mua qua mạng (Tôi từng gặp vài khách hàng bán xe máy, ôtô …). Theo tôi, đó là những cái nhìn chưa đầy đủ về TMDT.
Đúng là TMDT ở Việt Nam đang gặp vài trở ngại, đó là vấn đề thanh toán trực tuyến, tâm lý khách hàng lo ngại và vẫn còn ít người chấp nhận giao dịch qua mạng. Ngoài ra, còn một rào cản nữa đó là từ chính các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thiếu uy tín. Có nhiều khách hàng phàn nàn rằng họ chuyển tiền nhưng không nhận được hàng, gọi điện thì tắt máy, hoặc nhận hàng không đúng như mô tả trên web, hàng nhái … Mặc dù, ở đây chỉ có 1 số ít doanh nghiệp làm ăn không uy tín, hoặc lợi dụng lừa đảo qua mạng, tuy nhiên, chính những phần tử nhỏ đó lại tạo nên tâm lý e dè, đề phòng cho người mua. Khó khăn là vậy, và cũng chính những khó khăn đó thúc đẩy các sàn TMDT càng nỗ lực hơn để hoàn thiện chất lượng dịch vụ, đưa ra những phương án để đảm bảo uy tín cho người bánan toàn cho người mua. Ở Vatgia.com, chúng tôi có dịch vụ Gian hàng đảm bảo, quả thực đây là một cải tiến tuyệt vời. Các chủ doanh nghiệp, cá nhân tham gia gian hàng đảm bảo phải cung cấp bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy CMND cho chúng tôi, từ đó chúng tôi đảm bảo việc giao dịch qua mạng cho người mua, nếu gặp những rủi ro như trên, Vatgia.com sẽ đứng ra đền bù cho người mua tối đa 5 triệu/đơn hàng và kiên quyết loại trừ những gian hàng bán hàng không trung thực. Điều đó sẽ tạo cho người mua yên tâm khi thanh toán, giao dịch qua hệ thống của Vatgia.com.
Qua những diễn giải trên, tôi chỉ muốn truyền đạt đến bạn một điều rằng, TMDT đang và sẽ phát triển rất mạnh mẽ trong tương lai. Nếu bạn có ý định kinh doanh thì hãy mạnh dạn bước vào lĩnh vực đầy thú vị này. Và với người mua, đã có chúng tôi đảm bảo cho bạn, bạn hãy yên tâm nhé.
Chúc bạn thành công.



Cam nhận cuộc đời
View all Posts



Sức khỏe gia đình
View all Posts



Thủ Thuật Máy Tính
View all Posts



Thủ thuật kinh doanh
View all Posts