Những bài ca không quên theo năm tháng

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cong Nghe May Tinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cong Nghe May Tinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

Đào tạo nguồn nhân lực ngành bán dẫn theo “chứng chỉ” để đón đầu xu thế

 

Đào tạo nguồn nhân lực ngành bán dẫn theo “chứng chỉ” để đón đầu xu thế

Ngành công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn, tuy nhiên cần giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, trong đó có ngành bán dẫn...

_DAT2551.JPG
Ông Lê Quang Lương, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam - Nhật Bản (VJC), Chủ tịch Luvina, cho rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm đến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam nhiều hơn trước.

Ngày 31/10, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Ủy ban Hợp tác Công nghệ thông tin Việt - Nhật (VJC) phối hợp cùng Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Công nghệ thông tin Nhật Bản (JISA) tổ chức chương trình Ngày công nghệ thông tin Nhật Bản 2023 (Japan ICT Day) tại Hà Nội.

Japan ICT Day lần thứ 16 là một trong các hoạt động kỷ niệm 50 năm hợp tác quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức từ năm 2007 với mục đích thúc đẩy sự phát triển và hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

VIỆT NAM - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN

Ông Lê Quang Lương, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam - Nhật Bản (VJC), Chủ tịch Luvina, nhận định: “Sự biến động mạnh về kinh tế khiến các doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm đến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam nhiều hơn trước. Giai đoạn hiện nay cũng như sắp tới, bên cạnh những dự án Offshore – hiện đại hóa những hệ thống cũ với công nghệ mới, doanh nghiệp 2 nước sẽ tập trung vào các dự án chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực. Các lĩnh vực hợp tác dự kiến sẽ có sự phát triển nhanh và mạnh mẽ bao gồm: sản xuất công nghiệp, công nghiệp ô tô, tài chính bảo hiểm, an toàn thông tin, và công nghiệp bán dẫn.”

Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Quốc tế JISA, ông Junya Kawamoto cho rằng: “Khu vực Đông Nam Á và Việt Nam đang được xem là trọng tâm của chiến lược toàn cầu của doanh nghiệp công nghệ thông tin Nhật Bản. 78% doanh nghiệp định hướng cung cấp thị trường; 64% doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm nguồn lực, đối tác từ khu vực Đông Nam Á. Về đầu tư nước ngoài vào khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang được gần 56% các doanh nghiệp quan tâm.”

Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, Nhật Bản là đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch và lao động quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Các hoạt động hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, giao lưu địa phương, giao lưu nhân dân… được thúc đẩy mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả tích cực.

_DAT2543.JPG
Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông

Nhật Bản giữ vị trí nằm trong top 3 nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam với hơn 4.835 dự án với tổng vốn trên 64 tỷ USD (57/63 tỉnh, thành phố). Về thương mại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2022 đạt gần 50 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Về thị trường công nghệ thông tin tại Nhật Bản, Việt Nam là đối tác lớn thứ hai và được ưu tiên lựa chọn bởi các đối tác Nhật Bản đồng thời Việt Nam đang là quốc gia chiếm tới 70% hoạt động gia công ở nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản. Điều đó mở ra cơ hội hợp tác cho nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam cho các doanh nghiệp Nhật Bản rất lớn.

Theo ông Tuyên, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin thông qua nhiều chính sách quan trọng như "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Trong đó, tập trung chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước, chuyển đổi số trong 8 lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế bao gồm y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng; nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp.

Để tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực quan trọng này đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến trình Ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số và Luật Công nghiệp công nghệ số.

ĐÀO TẠO NGẮN HẠN ĐỂ ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin năm 2021 là 139 tỷ USD, trong khi năm 2022 đạt 148 tỷ USD.

Từ năm 2010, với khoảng hơn 200.000 nhân lực tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Đến năm 2021, Việt Nam đã cán mốc hơn 1,1 triệu người.

Chia sẻ về thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin và kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, ông Lê Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đến 2030 sẽ có khoảng 2 triệu lao động làm việc trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

_DAT2566.JPG
Ông Lê Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội

“Số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay vẫn đang tăng lên. Điều này cho thấy ngành công nghiệp này đang phát triển mạnh mẽ. Việt Nam hiện có 168 trường đại học tham gia đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với quy mô tuyển sinh khoảng 75.000 sinh viên/năm. Trong đó, có gần 500 đơn vị đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực mức độ dưới trình độ đại học”, ông Minh nói.

Trong những năm gần đây, các trường đại học Việt Nam đã bắt đầu chuyển hướng đào tạo theo xu hướng mới, bao gồm khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. “Trong năm 2023, từ khóa hoạt động nhiều nhất ở các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin là liên quan đến chế tạo “chip bán dẫn” được nhắc đến nhiều hơn cả”, ông Lê Quang Minh nhấn mạnh.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin, công nghiệp số của Việt Nam khoảng 150.000 kỹ sư/năm, nhưng hiện mới đáp ứng được 40 - 50%. Trong đó, riêng ngành công nghiệp bán dẫn là 5.000 - 10.000 kỹ sư/năm, nhưng nguồn nhân lực hiện nay chỉ đáp ứng chưa tới 20%.

Thống kê của Cộng đồng Vi mạch Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 5.500 kỹ sư thiết kế chip, chủ yếu tại TP.HCM (85%), Hà Nội (8%), Đà Nẵng (7%).

Để đón đầu xu thế ngành bán dẫn, một số trường đại học đã bắt đầu xây dựng chương trình đào tạo về chip bán dẫn. “Ngành công nghiệp bán dẫn dường như là đang có nhu cầu đi nhanh hơn, tức là các tập đoàn về chip hàng hàng đầu thế giới đang muốn đặt nhà máy sản xuất chip bán dẫn ở Việt Nam ngay lập tức”.

Theo ông Minh, để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành chip bán dẫn, các cơ sở giáo dục có thể xây dựng các chương trình đào tạo văn bằng 2 cho những người đã có bằng tốt nghiệp đại học ở một số ngành liên quan… Chương trình này sẽ kéo dài khoảng 12-18 tháng, giúp sinh viên trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong ngành bán dẫn.

Ông Lê Quang Minh cho biết thêm, Viện Công nghệ Thông tin và Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đang chuyển hướng sang đào tạo những người lao động thực sự đang làm việc gần nhất với ngành bán dẫn, có nền tảng về công nghệ thông tin; điện, điện tử… “Các khóa đào tạo ngắn hạn, chứng chỉ này có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về nguồn nhân lực của các nhà máy bán dẫn tại Việt Nam.

Tập đoàn chip khổng lồ hỗ trợ Việt Nam về lĩnh vực bán dẫn

 

Tập đoàn chip khổng lồ hỗ trợ Việt Nam về lĩnh vực bán dẫn


Synopsys và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác.Synopsys và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác.


Synopsys sẽ tham mưu cho Bộ TT&TT trong việc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2035…Synopsys và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác.

Nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với một số tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ tại thung lũng Silicon (California), Synopsys và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký kết biên bản ghi nhớ về phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam, trong đó Synopsys hỗ trợ NIC thành lập một trung tâm ươm tạo thiết kế chip.

Đồng thời, Synopsys và Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Đơn vị đang chủ trì xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2035) cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.

Lãnh đạo Synopsys khẳng định mong muốn mở rộng nghiên cứu đầu tư tại Việt Nam và hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chuyến thăm tới Synopsys nhằm góp phần cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó xác định hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá mới trong quan hệ song phương.

Khẳng định luôn chào đón Synopsys tới Việt Nam trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, cùng chiến thắng, Thủ tướng mong muốn Synopsys phát huy những kinh nghiệm và kết quả hoạt động tại Việt Nam thời gian qua, tận dụng những cơ hội mới trên cơ sở quan hệ chính trị rất tốt đẹp giữa hai nước, tiếp tục mở rộng chuỗi cung ứng, sản xuất tại Việt Nam, thích ứng và phát triển nhanh tại thị trường Việt Nam vốn có những đặc điểm riêng.

Thủ tướng cũng mong muốn Synopsys có các giải pháp công nghệ, quản lý và tài chính để đóng góp vào quá trình phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao nói chung và trong ngành chip bán dẫn nói riêng cho Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện và thu hút mạnh mẽ hơn đội ngũ lao động người Việt tại Hoa Kỳ vào làm việc tại Synopsys.

Synopsys là một công ty tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), cung cấp các công cụ và dịch vụ cho ngành sản xuất và thiết kế chất bán dẫn. Các sản phẩm bao gồm các công cụ tổng hợp logic và thiết kế vật lý của mạch tích hợp, trình mô phỏng để phát triển và môi trường gỡ lỗi hỗ trợ thiết kế logic cho chip và hệ thống máy tính. Năm 2022, Synopsys có 19.000 nhân viên và đạt doanh thu 5,08 tỷ USD.

Synopsys chính thức tham gia vào thị trường vi mạch Việt Nam qua việc mua lại một phần của eSilicon Corporation năm 2020. Việt Nam là một trong những điểm đầu tư chiến lược tại Châu Á - Thái Bình Dương của Synopsys. Synopsys Việt Nam đã mở rộng đến bốn văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thu hút gần 500 kỹ sư có năng lực.

Synopsys đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ đào tạo nhân tài thiết kế vi mạch tại Việt Nam với Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, trong đó Synopsys tài trợ 30 giấy phép trị giá 20 triệu USD.

Synopsys là một công ty thuộc S&P 500, có lịch sử lâu đời, là công ty dẫn đầu toàn cầu về tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và IP bán dẫn, đồng thời cung cấp các công cụ và dịch vụ kiểm tra bảo mật ứng dụng trong ngành.

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

 

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Việt Nam là quốc gia có nhiều cơ hội để thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt về nguồn lực đất đai, khu công nghiệp...

Nhiều lợi thế của Việt Nam giúp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn đang trở thành xu thế và là ngành công nghiệp quan trọng của toàn cầu. Tác động đến đời sống của con người từ những thiết bị nhỏ như đồ gia dụng đến những chiếc ô tô, máy bay hiện đại.

NHIỀU ƯU ĐIỂM NỔI BẬT

Tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam với chủ đề “Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á” vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng Việt Nam có đủ năng lực phát triển công nghiệp bán dẫn.

Bởi, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn ngành bán dẫn. Theo đó, các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng những ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

Cùng với đó, Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và 3 khu công nghệ cao tại TP.HCM, Hòa Lạc (Hà Nội) và Đà Nẵng, sẵn sàng đón các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi cao. NIC và các khu công nghệ cao này sẽ là cầu nối quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn Việt Nam.

1542_382526566_711281337709476_6117133128787871607_n.png
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Trước đó không lâu, tại diễn đàn “Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2023”, ông Tom Over, Giám đốc Hậu cần và Khu công nghiệp, Công ty JLL khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2023 cho biết, xét tính bền bỉ của chuỗi cung ứng và những gì đang diễn ra tại Đông Nam Á thì Việt Nam liên tục đứng thứ nhất và thứ hai về các chỉ số đầu tư.

Riêng về tính bền bỉ của chuỗi cung ứng, Trung Quốc từng có chi phí thấp, nhưng vì những diễn biến trên toàn cầu, rủi ro đang tăng lên. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ có tính toán chuyển sang các nước khác có ít rủi ro hơn.

"Xu hướng này rất thú vị, không chỉ Việt Nam là quốc gia đang hưởng lợi. Nhà đầu tư châu Âu cũng đang có xu hướng chọn đầu tư tại chỗ", ông Tom Over chia sẻ.

Về đa dạng hoá chuỗi cung ứng, theo ông Tom Over, Việt Nam đang là điểm đến được hưởng lợi trong xu thế này. Vì Đông Nam Á là khu vực đầu tiên được các nhà đầu tư quan tâm khi tìm kiếm địa điểm cho sự chuyển dịch. Có thể dễ dàng nhận thấy là tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài rót vào Đông Nam Á ngày càng tăng qua các năm.

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, có khoảng 7.000 dự án FDI được đầu tư, trong đó Samsung là nhà đầu tư lớn nhất. Điều này phản ánh xu hướng Việt Nam đang muốn dọn tổ để đón các nhà đầu tư đại bàng.

“20% dự án lớn đã chiếm 80% tổng giá trị đầu tư nước ngoài vào Việt nam, tỷ lệ này chứng minh tầm quan trọng của các nhà đầu tư "ong chúa". Vì vậy, cần chuẩn bị sẵn sàng để chào đón họ”, ông Tom Over nhấn mạnh.

Hiện nay, đang có 3 sản phẩm được nhà đầu tư quan tâm là đất, nhà máy và kho bãi xây sẵn. Ở Việt Nam, xu hướng khu công nghiệp được xây dựng từ các nhà phát triển trong nước. Sắp tới đây, sẽ có thêm làn sóng đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp.

Khoảng 5 - 7 năm trước, khi khách hàng thuê JLL nghiên cứu, họ chỉ định rõ là nghiên cứu TP.HCM và Hà Nội, còn bây giờ thì đối tượng nghiên cứu đã mở rộng tới các thành phố khác của Việt Nam.

CÁC ÔNG LỚN ĐANG HẠ CÁNH

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện ông lớn Samsung đang có kế hoạch sản xuất đại trà các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn của nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên, vốn đầu tư trên 2,6 tỷ USD, nhiều khả năng sẽ được thực hiện vào cuối năm 2023, sau khi công tác sản xuất thử nghiệm được hoàn tất.

Trong thị trường công nghệ bán dẫn, không thể thiếu tên của ông lớn công nghệ Intel, đây là một trong 3 nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới. Việt Nam là nơi đặt nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất của gã khổng lồ công nghệ Mỹ Intel với số vốn đầu tư 1,5 tỷ USD. Ước tính, nhà máy này chiếm đến 70% tổng sản lượng của Intel trên toàn cầu, nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất của Intel nằm tại Khu công nghệ cao TP.HCM.

chip-intel.png
Sản phẩm của Tập đoàn Intel

Cùng với đó, nhà máy bán dẫn công nghệ cao (nhà máy Amkor Technology Việt Nam) tại Bắc Ninh của Tập đoàn Amkor (Hàn Quốc), với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD dự kiến sản xuất thử vào cuối tháng 10/2023. Nhà máy bán dẫn công nghệ cao tại Bắc Ninh là nhà máy lớn nhất của Amkor trên toàn cầu.

Nhà máy Amkor Technology Việt Nam đang được triển khai xây dựng đúng tiến độ, dự kiến hoàn công vào tháng 9, để đến cuối tháng 10 sẽ đưa vào sản xuất thử. Công ty kiến nghị tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các ngành, địa phương sớm di chuyển bãi rác sang khu vực khác và hoàn công tuyến đường 285B; hỗ trợ công ty sớm được cấp phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, giấy phép hoàn công xây dựng và thay đổi Layout.

Dự kiến, sẽ nhiều công ty sản xuất bán dẫn đặt chân đến Việt Nam hơn nữa khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Sau đó không lâu, ngày 20/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với CEO của các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn. Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đây là một bước tiến tiếp theo để triển khai các hoạt động hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ với các đối tác Việt Nam nhằm mang đến những cơ hội mở rộng thị trường và nâng cao năng lực của Việt Nam trong ngành công nghiệp này.

Đến ngày 21/9 theo giờ địa phương, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lễ trao thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt - Mỹ đã được thực hiện trong các lĩnh vực: phát triển khu công nghiệp; xây dựng cảng biển; hỗ trợ tăng trưởng xanh; sản xuất, phân phối dược phẩm; đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

phat-trien-cong-nghiep-ban-dan-tai-viet-nam.jpg
Một sản phẩm của ngành công nghiệp bán dẫn

Công ty cổ phần bán dẫn FPT (FPT Semiconductor) của Việt Nam đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Silvaco (Mỹ), để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn và phát triển kinh doanh ở lĩnh vực giàu tiềm năng này.

2 bên cam kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn cho các công ty bán dẫn ở Mỹ. Cụ thể, Silvaco, Công ty cổ phần bán dẫn FPT và Đại học FPT cam kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho các công ty bán dẫn tại Mỹ. Các bên sẽ đồng thời hợp tác thành lập Trung tâm đào tạo bán dẫn Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực theo chương trình của Chính phủ.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước ta hiện có khoảng 563 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành, 397 khu công nghiệp đã được thành lập, 292 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng hơn 87,1 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp khoảng hơn 58,7 nghìn ha. Ngoài ra, còn có 106 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng với diện tích đất công nghiệp khoảng 23,8 nghìn ha.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 3 trụ cột chính đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp bán dẫn

 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 3 trụ cột chính đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp bán dẫn

Ngành công nghiệp chip bán dẫn là ngành hết sức mới ở Việt Nam, nên phải có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để đón nhận và phát triển nó một cách hiệu quả…

Công nghiệp bán dẫn trở thành xu hướng trên thế giới
Công nghiệp bán dẫn trở thành xu hướng trên thế giới

Chiều 30/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023. Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trần Quốc Phương cho biết, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam và chuyến công tác của Thủ tướng đến Mỹ vừa qua đã mở ra rất nhiều cơ hội, trong đó có cơ hội phát triển khoa học công nghệ và ngành công nghiệp mới, cụ thể hơn là ngành công nghiệp bán dẫn.

“Đây là một trong những ngành công nghiệp đang chiếm ưu thế và chúng ta đang đón đầu để cố gắng vươn lên, đi đầu, dẫn trước. Ở đây có rất nhiều khía cạnh để đề cập. Tuy nhiên, khía cạnh đào tạo nguồn nhân lực là khía cạnh mang tính chất nền tảng để chúng ta phát triển ngành công nghiệp bán dẫn”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, đào tạo nguồn nhân lực có nội dung hết sức mới là Thủ tướng Chính phủ vừa mới giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư một nhiệm vụ là khẩn trương xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn đến năm 2030.

Theo ông Phương, qua sơ bộ nghiên cứu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 3 trụ cột chính đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp bán dẫn.

img4730-16960714862172006933836.jpg
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trần Quốc Phương

Trụ cột đầu tiên mang tính lâu dài, dài hơi để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính là đào tạo đại học. Để đào tạo được các kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ giỏi về bán dẫn thì bắt buộc phải đào tạo đại học, và đòi hỏi sự hợp tác của ba đối tác hết sức quan trọng.

Trụ cột thứ hai hết sức quan trọng mà hiện nay Việt Nam còn thiếu là đào tạo kỹ sư, người lao động, gọi tắt là kỹ thuật viên, những người cụ thể làm việc trong lĩnh vực này.

Trụ cột cuối cùng là huy động nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn của Việt Nam. Một nhân tài có thể dẫn dắt được hàng chục, hàng trăm người đi theo. Và việc thu hút nhân tài trong công nghiệp bán dẫn, đặc biệt ở Việt Nam, là việc hết sức quan trọng.

“Với ba trụ cột đấy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương, các doanh nghiệp, các nhà khoa học cố gắng hoàn thành đề án này theo đúng tiến độ đề ra”, vị Thứ trưởng chia sẻ thêm.

Cũng tại họp báo, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng thông tin về hai động lực tăng trưởng là giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu. Cụ thể, trong 9 tháng qua, tăng trưởng quý 3 đạt 5,33%, vượt khỏi những mong đợi trước đây của chúng tôi, đóng góp vào tăng trưởng 9 tháng là 4,24%.

Trong đó, có điểm nhấn là nhiều chỉ số vĩ mô quan trọng tháng sau tốt hơn tháng trước, đóng góp vào tổng thể quý sau tốt hơn quý trước. Mặc dù số không phải quá nhiều, đột phá nhưng như vậy đã là rất tốt so với bối cảnh kinh tế thế giới đang rất khó khăn.

Nếu so sánh với quốc tế, với các nước trong khu vực, các nước trên thế giới thì tăng trưởng của chúng ta là cao. Trong khu vực châu Á, so với Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam đều cao hơn, thậm chí hơn cả những nước châu Âu như Anh, Pháp, kể cả Mỹ.

“Khi thị trường xuất khẩu khó khăn, đơn hàng bị thiếu hụt thì việc quay về thị trường trong nước là tích cực, mặc dù phát triển chưa như mong đợi nhưng có đóng góp tốt, tiêu dùng hàng hoá tăng trên 9% so với cùng kỳ”, Thứ trưởng cho hay.

Động lực thứ hai là về xuất khẩu, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, nhìn vào con số phần nhập khẩu giảm nhiều, chênh lệch giữa nhập khẩu với xuất khẩu rất cao. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu của chúng ta thấp, đánh giá đúng tình hình thực tế. “Có điều rất mừng, cũng gắn với xu thế phát triển kinh tế là tháng sau lại tiến bộ hơn tháng trước”, ông Phương nói

Về đầu tư công, động lực hết sức quan trọng và cả xã hội quan tâm, 9 tháng giải ngân được 51,38%. Đối với đầu tư công 9 tháng, chưa năm nào vượt qua 50% cả. Năm nay đã vượt qua, đây là điều rất vui.

“Năm 2023 không giống các năm khác là năm nay dư vốn cực nhiều mà chúng ta đạt tỉ lệ cao như vậy, đó là điều rất tốt. Số tiền tuyệt đối mà chúng ta giải ngân cao hơn năm ngoái là hơn 110 nghìn tỷ đồng, đây là con số rất lớn. Vì thế, rất mong rằng báo chí khi phản ánh về đầu tư công, cần cân nhắc khi nói rằng "giải ngân thấp" vì thực tế không hề thấp như tôi vừa thông tin”, Thứ trưởng nêu

Ngành bán dẫn Việt Nam: Cơ hội "ngàn năm có một" nhưng thách thức không nhỏ

 

Ngành bán dẫn Việt Nam: Cơ hội "ngàn năm có một" nhưng thách thức không nhỏ

Để nắm bắt cơ hội này, Việt Nam cần tăng cường hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và trường đại học trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và thu hút đầu tư…

bán dẫn 1.jpg
Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức thiếu hụt nhân lực có tay nghề cao.

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam và chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Mỹ vừa qua đã mở ra rất nhiều cơ hội, trong đó có cơ hội phát triển khoa học công nghệ và ngành công nghiệp mới, cụ thể hơn là ngành công nghiệp bán dẫn.

CƠ HỘI "NGÀN NĂM CÓ MỘT"

Trong tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, Mỹ cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam về sản xuất, phát triển hạ tầng vật chất và hạ tầng số chất lượng cao, chuyển đổi năng lượng công bằng, nông nghiệp bền vững và thông minh, cũng như hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu rộng và bền vững vào các chuỗi cung khu vực và toàn cầu.

Hai nước coi hợp tác số, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, là đột phá mới của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Mỹ cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam đào tạo và phát triển lực lượng lao động công nghệ cao.

Hai nước tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó chính phủ Mỹ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.

Sau đó, nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với một số tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ tại thung lũng Silicon (California, Mỹ), Synopsys và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký kết biên bản ghi nhớ về phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam, trong đó Synopsys hỗ trợ NIC thành lập một trung tâm ươm tạo thiết kế chip.

Đồng thời, Synopsys và Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.

Những động thái trên được đánh giá là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn, một ngành có giá trị hàng trăm tỷ USD và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực trên thế giới.

Trao đổi với Thương gia, GS.TS Đặng Lương Mô, Chủ tịch Danh dự Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM cho rằng, sự cam kết của Mỹ về hợp tác số, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua là một sự kiện lịch sử "không tiền tuyệt hậu".

dangluongmo-thdh20230703135024.jpg
GS.TS Đặng Lương Mô, Chủ tịch Danh dự Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM.

“Có thể ví nó như hai chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Nhật Tanaka Kakuei năm 1972, hai chuyến thăm đã tạo cơ hội cho Trung Quốc “mở cửa” và phát triển thành “công xưởng chế tạo” của thế giới. Đối với Việt Nam, chuyến thăm này của Tổng thống Biden phải nên coi là “cơ hội ngàn năm có một”, không thể bỏ lỡ được”, GS.TS Đặng Lương Mô nói.

Theo công ty nghiên cứu Technavio, thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam sẽ tăng trưởng lên 1,65 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025, với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 6,5%. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với một số thách thức, trong đó thiếu hụt nhân lực có tay nghề cao là một trong những rào cản lớn nhất.

BÀI TOÁN “KHÁT” NHÂN LỰC

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin, công nghiệp số của Việt Nam khoảng 150.000 kỹ sư/năm, nhưng hiện mới đáp ứng được 40 - 50%. Trong đó, riêng ngành công nghiệp bán dẫn là 5.000 - 10.000 kỹ sư/năm, nhưng nguồn nhân lực hiện nay chỉ đáp ứng chưa tới 20%.

Thống kê của Cộng đồng Vi mạch Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 5.500 kỹ sư thiết kế chip, chủ yếu tại TP.HCM (85%), Hà Nội (8%), Đà Nẵng (7%). Mục tiêu đến năm 2030, Trung tâm điện tử và vi mạch bán dẫn TP.HCM có thể đào tạo được trên 50.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn.

Hiện một số trường đại học đã đào tạo về công nghệ bán dẫn như Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Công nghệ thông tin và Trường đại học Bách khoa TP.HCM (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM)…

GS.TS Đặng Lương Mô, Chủ tịch Danh dự Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM cho hay, đào tạo nhân lực cho công nghệ cao ở các nước công nghiệp phát triển đều nhờ vào các trường đại học, một phần nhờ hoạt động đào tạo nội bộ của chính doanh nghiệp, nhất là với những công nghệ cao còn mới.

“Đối với Việt Nam hiện nay, phải thành thực nhìn nhận rằng một số trường đại học của ta vẫn chưa phát triển kịp để có thể cung cấp đủ nguồn nhân lực cần thiết mà giới công nghiệp muốn có. Khu Công nghệ cao TP.HCM hiện tổ chức những khóa đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch là để tiếp tay cho trường đại học trong hoạt động này. Ngành bán dẫn vi mạch nên nhìn nhận rằng hoạt động ở trường đại học của ta về giáo dục đào tạo và nghiên cứu liên quan đến ngành này còn ít và chưa có chiều sâu, nên chưa tạo ra được những đột phá”, GS.TS Đặng Lương Mô bày tỏ.

"HỢP TÁC 3 NHÀ"

Theo GS.TS Đặng Lương Mô, để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ cao ngành bán dẫn, Nhà nước và doanh nghiệp cần hợp tác với các trường đại học.

“Doanh nghiệp vừa là nhà sử dụng nguồn nhân lực vừa là nhà đầu tư, trường đại học vừa là nhà đào tạo vừa là nhà nghiên cứu - đổi mới - sáng tạo, Nhà nước chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi về “cơ chế, chính sách” giúp cho doanh nghiệp và nhà đào tạo hoạt động và phát triển. Dĩ nhiên là trong chính sách có cả phần “đầu tư, trợ cấp tài chính” nữa”, GS.TS Đặng Lương Mô nhấn mạnh.

Mới đây ngày 30/9, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng: “Đây là một trong những ngành công nghiệp đang chiếm ưu thế và chúng ta đang đón đầu để cố gắng vươn lên, đi đầu, dẫn trước. Ở đây có rất nhiều khía cạnh để đề cập. Tuy nhiên, khía cạnh đào tạo nguồn nhân lực là khía cạnh mang tính chất nền tảng để chúng ta phát triển ngành công nghiệp bán dẫn”.

tran-quoc-phuong.jpg
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương.

Trong thời gian tới, đào tạo nguồn nhân lực có nội dung hết sức mới là Thủ tướng Chính phủ vừa mới giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư một nhiệm vụ là khẩn trương xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn đến năm 2030.

Theo ông Phương, qua sơ bộ nghiên cứu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 3 trụ cột chính đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp bán dẫn.

Trụ cột đầu tiên mang tính lâu dài, dài hơi để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính là đào tạo đại học. Để đào tạo được các kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ giỏi về bán dẫn thì bắt buộc phải đào tạo đại học, và đòi hỏi sự hợp tác của ba đối tác hết sức quan trọng là Nhà nước, trường đại học và doanh nghiệp.

Trụ cột thứ hai hết sức quan trọng mà hiện nay Việt Nam còn thiếu là đào tạo kỹ sư, người lao động, gọi tắt là kỹ thuật viên, những người cụ thể làm việc trong lĩnh vực này.

Trụ cột cuối cùng là huy động nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn của Việt Nam. Một nhân tài có thể dẫn dắt được hàng chục, hàng trăm người đi theo. Và việc thu hút nhân tài trong công nghiệp bán dẫn, đặc biệt ở Việt Nam, là việc hết sức quan trọng.

“Với ba trụ cột đấy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương, các doanh nghiệp, các nhà khoa học cố gắng hoàn thành đề án này theo đúng tiến độ đề ra”, vị Thứ trưởng chia sẻ thêm

Việt Nam sẽ trở thành "Thung lũng Silicon" của Đông Nam Á trong lĩnh vực bán dẫn

Việt Nam sẽ trở thành "Thung lũng Silicon" của Đông Nam Á trong lĩnh vực bán dẫn



Việt Nam đang được đánh giá là tiềm năng để phát triển ngành bán dẫn. Tuy nhiên, để giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực cần chú trọng đầu tư xây dựng nguồn nhân lực trẻ, tay nghề cao, được đào tạo bài bản...

Chuyến thăm của Tổng thống Biden Joe Biden đến Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện. Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác Hoa Kỳ, trong đó đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận thương mại, đầu tư với các đối tác trong các lĩnh vực công nghệ, nhất là công nghệ chip bán dẫn.

Những nhà lãnh đạo cấp cao của Hoa Kỳ cũng đã cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận với nguồn lực kinh nghiệm, công nghệ, tài chính và thị trường chip bán dẫn hàng đầu thế giới.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁN DẪN

Việt Nam đang được đánh giá là tiềm năng để phát triển ngành bán dẫn. Trên thực tế đã có hơn 40 công ty ở Việt Nam đang làm trực tiếp đến ngành IC design (Kỹ thuật thiết kế vi mạch).

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đứng thứ ba về doanh số xuất khẩu chip bán dẫn sang Mỹ, sau Malaysia và Đài Loan. Doanh thu từ thị trường Mỹ của ngành chip Việt Nam tăng 74,9%, từ 321,7 triệu USD trong tháng 2/2022 lên 562,5 triệu USD tháng 2 năm nay, chiếm 11,6% thị phần. Đây cũng là tháng thứ 7 liên tiếp chip "Made in Vietnam" đạt hơn 10% thị phần tại nước này.

Theo công ty nghiên cứu Technavio, thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam sẽ tăng trưởng lên 1,65 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025, với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 6,5%.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam với chủ đề “Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á” diễn ra vào cuối tháng 9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và 3 khu công nghệ cao tại TP.HCM, Hòa Lạc (Hà Nội) và Đà Nẵng, sẵn sàng đón các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi cao. NIC và các khu công nghệ cao sẽ là cầu nối quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn Việt Nam.

tran-dang-hoa.png
Ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch FPT IS - Công ty Thành viên Tập đoàn FPT, kiêm Chủ tịch FPT Semiconductor.

Ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch FPT IS, kiêm Chủ tịch FPT Semiconductor cho biết, Việt Nam đang dần quy tụ nhiều nhà máy sản xuất chuyển dịch từ Trung Quốc sang. Số lượng chip tiêu thụ trong thời gian tới sẽ còn tăng trưởng nhiều hơn. Nước ta có thể trở thành điểm cung cấp nguồn lực kỹ sư bán dẫn cho các công ty Mỹ, hoặc các công ty ở Mỹ. Việt Nam dự kiến cho đến 2030 sẽ đào tạo và cung cấp 50.000 kỹ sư bán dẫn, những kỹ sư này sẽ làm việc ở Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc.

“Tuy vậy, chúng ta đang rất thiếu nhân lực trong ngành bán dẫn, đồng thời chưa có nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng đầu tư xây dựng nguồn nhân lực trẻ, tay nghề cao, được đào tạo bài bản”, ông Trần Đăng Hòa khẳng định.

Mới đây, Đại học FPT đã công bố thành lập Khoa Vi mạch Bán dẫn nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu hụt tại Việt Nam. Khoa dự kiến đón lứa học viên, sinh viên đầu tiên vào năm 2024 với định hướng đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, thực hiện nghiên cứu cho ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam.

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Ông Trần Đăng Hòa cho rằng: “Với FPT, chúng tôi đã cam kết thúc đẩy đầu tư tại Mỹ, phát triển AI và ngành công nghiệp bán dẫn tại Hội nghị cấp cao Việt Nam - Hoa Kỳ về Đổi mới sáng tạo và Đầu tư được tổ chức nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden. Đến cuối năm 2023, FPT có gần 1.000 nhân lực tại Mỹ và dự kiến đầu tư 100 triệu USD mỗi năm trong vòng 5 năm tới tại nước này. Tập đoàn kỳ vọng sẽ tạo ra thêm 3.000 việc làm vào năm 2028 và đạt doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường Mỹ trước năm 2030.”

Mới đây, FPT Semiconductor đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Silvaco - đối tác công nghệ lớn từ Mỹ để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn và đẩy mạnh kinh doanh ở lĩnh vực giàu tiềm năng này. Silvaco, FPT Semiconductor, Đại học FPT cam kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho các công ty bán dẫn tại Mỹ. Các bên đồng thời hợp tác để thành lập Trung tâm Đào tạo bán dẫn Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực theo chương trình của Chính phủ.

Chủ tịch FPT IS cho biết: “Việt Nam có thể trở thành nước tham gia vào chuỗi cung ứng bán dẫn, tham gia vào Chip 14. Định hướng lâu dài, Việt Nam sẽ trở thành Silicon Valley of the SEA”.

fpt-ky-ket-hop-tac-phat-trien-nguon-nhan-luc-ban-dan-1298.jpg
FPT Semiconductor đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Silvaco (Mỹ) nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Ông Trần Đăng Hòa thông tin thêm, có 4 mảng chính, Việt Nam có dự định sẽ tham gia mạnh gồm, thứ nhất phát triển nguồn nhân lực; thứ hai phát triển năng lực thiết kế của các công ty Việt Nam, dần tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ ba thu hút, cùng xây dựng nhà máy bán dẫn ở Việt Nam. Trở thành địa điểm có nhiều nhà máy bán dẫn, chỉ tập trung vào xây dựng nhà máy công nghệ 28nm trở lên, tập trung vào Legacy và Mature node. Thứ tư Việt Nam phát triển thành Trung tâm về chuỗi cung ứng và kho bãi, trở thành mạng lưới phân phối cho khu vực Đông Nam Á, rồi tới châu Á - Thái Bình Dương.

“Việc giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực trình độ cao sẽ thúc đẩy Việt Nam tiến nhanh hơn trên quá trình chinh phục mục tiêu nêu trên”, ông Hòa nói



Cam nhận cuộc đời
View all Posts



Sức khỏe gia đình
View all Posts



Thủ Thuật Máy Tính
View all Posts



Thủ thuật kinh doanh
View all Posts